Khi xây dựng thương hiệu đây là những vấn đề mang tính sống còn

Hậu quả của việc không trung thực chính là sự mất niềm tin của khách hàng – một thứ khó có thể lấy lại được. Hãy vận dựng sự sáng tạo của mình để biến những điều bình thường của doanh nghiệp trở nên phi thường trong tâm trí khách hàng.

Việc đã thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp, đặc biệt là trong những năm gần đây. Một thương hiệu mạnh sẽ đem đến rất nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp và không ít khó khăn cho đối thủ cạnh tranh.

Để giúp doanh nghiệp có hướng đi đúng trong xây dựng thương hiệu, bài viết này sẽ đề cập đến những sai lầm thường thấy khi xây dựng thương hiệu:

1. Không trung thực

Khi làm thương hiệu thì doanh nghiệp có quyền nói quá lên về sản phẩm, dịch vụ của mình. Nhưng bạn không nên nói trái sự thật về những gì mình đang có. Ví dụ: một doanh nghiệp bán nước giải khát có thể quảng cáo sản phẩm của mình là đập tan cơn khát tức thì, tuy nhiên họ không thể nói nước giải khát của mình cung cấp đầy đủ vitamin thiết yếu.

Hậu quả của việc không trung thực chính là sự mất niềm tin của khách hàng – một thứ khó có thể lấy lại được. Hãy vận dựng sự sáng tạo của mình để biến những điều bình thường của doanh nghiệp trở nên phi thường trong tâm trí khách hàng.

2. Nói ra những điều không nên

Ngược lại với sự không trung thực ở trên chính là việc quá trung thực, đưa ra những thông tin gây bất lợi cho doanh nghiệp. Nguy hiểm hơn nó còn được đối thủ cạnh tranh sử dụng để tấn công bạn. Cần chú ý những thông tin nhạy cảm của doanh nghiệp khi ra công chúng.

3. Cố tình “lờ” đi những điểm yếu của sản phẩm, dịch vụ

Điều này nghe có vẻ phi lý vì khi quảng bá thì phải ”tốt khoe, xấu che” chứ không ai chỉ ra những điểm yếu của mình cho người khác thấy. Điều này hoàn toàn đúng nếu đó là điểm yếu không đáng kể, khách hàng không quan tâm điểm yếu đó. Nhưng nếu điều này quyết định việc mua hàng của khách hàng thì thay vì bỏ qua thì doanh nghiệp cần giải thích kỹ hơn điểm yếu này. Hay “cao tay” hơn là bạn biến điểm yếu này thành điểm mạnh của mình.

Ví dụ: một loại smart phone có màn hình nhỏ hơn so với các đối thủ trong cùng phân khúc thì thay vì bỏ qua điều này, một hãng điện thoại đã nói về điện thoại của mình như sau: màn hình có cùng độ phân giải nhưng kích thước nhỏ hơn đã đem đến chất lượng hiển thị, độ sắc nét cao hơn. Ngoài ra, màn hình nhỏ cũng giúp điện thoại tiết kiệm pin hơn, thời gian chờ lên đến 3 ngày.
khong-trung-thuc-khi-xay-dung-thuong-hieu
4. Đưa ra thông điệp gây tranh cãi

Nhiều doanh nghiệp vì muốn tạo sự thu hút cho thương hiệu của mình đã đưa ra những thông điệp gây tranh cãi về sản phẩm, dịch vụ của mình. Xét về một khía cạnh nhất định thì cách thức này gây ra sự lan truyền rất tốt, nhưng nó lại chứa đựng rất nhiều rủi ro cho thương hiệu.

Khi tạo ra dư luận nhiều chiều thì cũng đồng nghĩa với việc thương hiệu của bạn bị biến tướng dưới nhiều góc nhìn khác nhau và không phải tất cả đều tốt. Tệ hơn nữa là khi dòng dư luận xấu lấn lướt dòng dư luận tích cực thì thương hiệu của bạn sẽ nhanh chóng biến thành “kẻ xấu” trong mắt mọi người.

5. Giẫm đạp lên đối thủ

Điều này không chỉ gây khó chịu cho đối thù của bạn mà còn khiến cho thương hiệu của bạn mất đi giá trị. Thay vì trực tiếp nói lên những điều xấu của đối thủ thì hãy dùng những điểm mạnh của mình để tạo sự nổi bật so với họ.

Vậy nếu đối thủ đã quá mạnh và không có điểm yếu nào thì sao? Lúc này hãy sử dụng chiến lược “đứng trên vai người khổng lồ”, so sánh doanh nghiệp đó với doanh nghiệp của bạn. Cho dù bạn không có gì nổi trội so với họ thì khách hàng cũng đánh giá bạn cao ngang họ, lúc này bạn sử dụng chiến lược giá phù hợp thì sẽ thu hút thêm được nhiều khách hàng.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *