Nhận diện được thị trường ngách bằng cách nào

Ví dụ với ngành điện thoại di động thì có thể phân chia theo phân khúc giá: cao cấp, trung cấp, bình dân. Trong từng phân khúc lại có thể phân chia theo độ tuổi, giới tính, sở thích,…Chia nhóm càng chi tiết và đa dạng thì bạn càng tìm được nhiều nhóm khách hàng tiềm năng chưa bị đối thủ “tấn công”.

Những doanh nghiệp sinh sau đẻ muộn thường rất khó để cạnh tranh với những doanh nghiệp lâu năm, có thương hiệu mạnh. Chính vì vậy, việc tìm ra sẽ giúp bạn có một hướng đi riêng phù hợp với mình.

Không một doanh nghiệp nào, kể cả là tập đoàn đa quốc gia có thể chiếm lĩnh toàn bộ thị trường. Dù thế nào cũng còn một phần “đất” mà đơn vị khác chưa khai phá, vấn đề là bạn có đủ tinh tường để nhận ra nó hay không. Bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp nhận diện được thị trường ngách một cách chính xác

1. Liệt kê tất cả những nhóm khách hàng phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của bạn

Dựa vào những đặc điểm, tính chất của sản phẩm, dịch vụ để đưa ra những nhóm khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Đây là cơ sở để tìm ra thị trường ngách của doanh nghiệp bạn, vì thị trường ngách cũng chỉ là một phần của thị trường. Một điều doanh nghiệp thường lo lắng khi nhắc đến cụm từ “thị trường ngách” là: liệu nó có đủ lớn để giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển hay không? Xin trả lời là nếu thị trường ngách có quy mô lớn thì nó không những giúp doanh nghiệp tồn tại mà nó còn đưa doanh nghiệp lên thành một “ông lớn” trong ngành.

Nếu là khách hàng cá nhân thì chia nhóm theo các tiêu thức: địa lý, độ tuổi, giới tính, mức thu nhập, tình trạng hôn nhân,…Nếu là khách hàng doanh nghiệp thì chia theo: loại hình, quy mô, ngành nghề,…

Ví dụ với ngành điện thoại di động thì có thể phân chia theo phân khúc giá: cao cấp, trung cấp, bình dân. Trong từng phân khúc lại có thể phân chia theo độ tuổi, giới tính, sở thích,…Chia nhóm càng chi tiết và đa dạng thì bạn càng tìm được nhiều nhóm khách hàng tiềm năng chưa bị đối thủ “tấn công”.

thông qua những điểm mạnh của doanh nghiệp
2. Xác định thị trường ngách thông qua phân tích những điểm mạnh của doanh nghiệp

Khi đã tìm được những mảng thị trường còn chưa bị đối thủ để mắt đến thì doanh nghiệp cần tiến hành xác định thị trường ngách. Bắt đầu công việc này thì doanh nghiệp cần liệt kê ra tất cả những điểm mạnh của mình. Sau đó phân tích những điểm này trong từng thị trường riêng biệt để xác định xem mình phù hợp với thị trường nào.

Thị trường chưa bị khai phá và phù hợp với những điểm mạnh của doanh nghiệp chính là thị trường ngách.

Ví dụ công ty Viettel dựa vào lợi thế là có khả năng triển khai hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa nên đã tập trung phát triển thị trường ở những vùng nông thôn, tây nguyên – một thị trường mà những doanh nghiệp khác cho là không đáng kể. Chính việc tìm ra thị trường ngách phù hợp với thế mạnh của mình đã giúp Viettel vươn lên trở thành mạng di động có số lượng thuê bao lớn nhất Việt Nam.

xac-dinh-thi-truong-ngach
Sản phẩm đặc biệt dành cho thị trường ngách
3. Tạo ra những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với thị trường ngách

Công việc xác định thì trường ngách đã hoàn thành, tuy nhiên với một thị trường có phần khác biệt với phần còn lại thì cũng cần có sản phẩm, dịch vụ riêng biệt

Công việc này nhằm phát huy tối đa sức mạnh của doanh nghiệp trong thị trường ngách, đồng thời ngăn chặn những đối thủ mới xâm nhập thị trường này. Sản phẩm, dịch vụ không cần phải là những đột phá, mới mẽ mà chỉ phù hợp với những khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến

Trở lại với ví dụ công ty Viettel thì họ đã đưa ra những gói cước rất phù hợp với thị trường của mình như: gói cước nghe mãi mãi, gói cước học sinh, sinh viên, gói cước dành cho những người trong gia đình sống xa nhau,..

4. Đưa sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng

Với thị trường khác biệt thì doanh nghiệp cũng cần đưa ra những chiến lược tiếp thị, phân phối có nhiều sự khác biệt. Với khách hàng lớn tuổi thì tiếp cận ra sao? Với khách hàng trẻ tuổi thì quảng bá thông qua những kênh nào là phù hợp?

Với người trẻ thì có thể tiếp thị thông qua internet, smartphone còn với người lớn tuổi thì thông qua quảng cáo truyền hình, radio,…

Đã có rất nhiều doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ nhờ chọn đúng thị trường ngách. Một ví dụ nổi tiếng trên thế giới là hãng Nike mặc dù ra đời rất lâu sau Adidas nhưng họ đã biết cách chọn thị trường giầy thể thao dành cho những vận động viên chuyên nghiệp. Ngày nay, Nike đã có thị phần xấp xỉ Adidas và ở một vài khu vực thậm chí còn vượt mặt đối thủ của mình

Chúc bạn chọn được cho mình một thị trường ngách phù hợp nhằm tạo ra những đột phá trong kinh doanh

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *