Trong quan hệ công chúng đây là những nguyên tắc “vàng” cần phải nắm bắt

Đừng bao giờ công bố những thông tin thiếu trung thực về doanh nghiệp bạn bởi khi sự thật bị phát hiện thì sẽ không còn ai tin vào doanh nghiệp. Thay vì nói sai sự thật thì doanh nghiệp có thể chọn cách bỏ qua những điểm chưa tốt của mình hoặc nói một cách sơ lược về những điều đó bên cạnh những thế mạnh.

là cách thức tương tác của doanh nghiệp với cộng đồng, thông qua đó để duy trì quan hệ và thu thập những thông tin phản hồi từ cộng đồng.

Quan hệ công chúng không chỉ là một công cụ xử lý khủng hoảng cho doanh nghiệp mà còn góp phần đem đến cho cộng đồng nói chung và khách hàng nói riêng những hình ảnh đẹp về doanh nghiệp. Những nguyên tắc sau sẽ giúp doanh nghiệp thành công trong quan hệ công chúng:

1. Trung thực

Đừng bao giờ công bố những thông tin thiếu trung thực về doanh nghiệp bạn bởi khi sự thật bị phát hiện thì sẽ không còn ai tin vào doanh nghiệp. Thay vì nói sai sự thật thì doanh nghiệp có thể chọn cách bỏ qua những điểm chưa tốt của mình hoặc nói một cách sơ lược về những điều đó bên cạnh những thế mạnh.

2. Cung cấp thông tin liên hệ

Cần cung cấp rộng rãi các thông tin liên hệ của doanh nghiệp ra bên ngoài để việc kết nối với doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn. Những thông tin bạn nên cung cấp là: địa chỉ, số điện thoại liên lạc, hotline, địa chỉ email, địa chỉ website. Khi thông tin liên hệ của doanh nghiệp trở nên phổ biến và mang tính dễ tìm kiếm thì khách hàng và đối tác sẽ tìm đến doanh nghiệp ngày càng nhiều hơn.

3. Hướng đến khách hàng mục tiêu

Nói quan hệ công chúng không có nghĩa là thông điệp của bạn gửi đi phải đến với tất cả mọi người, mọi đối tượng. Chỉ cần bạn chọn đúng đối tượng khách hàng mục tiêu để tiến hành việc truyền tải thông tin của mình. Như vậy vừa tiết kiệm chi phí vừa tạo được thiện cảm cho người tiếp nhận thông điệp.

4. Tạo mối quan hệ gần gũi với cơ quan thông tấn

Bên cạnh việc bỏ tiền ra thuê báo, đài viết về doanh nghiệp của mình, bạn cũng cần tạo mối quan hệ tốt với các cơ quan thông tấn. Các nhà báo, phóng viên luôn cần những tư liệu phục vụ cho bài viết của họ và đến một lúc nào đó doanh nghiệp bạn cũng sẽ trở thành đề tài của họ. Như vậy bạn không tốn nhiều kinh phí mà vẫn thực hiện được việc truyền tải thông tin đến với công chúng.

5. Sử dụng kênh truyền thông phù hợp

Tùy vào khách hàng mục tiêu và đặc điểm của doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn kênh truyền thông phù hợp cho mình. Đó có thể là bài viết trên báo, lễ ra mắt, phỏng vấn cá nhân, hội thảo,…

6. Thời gian

Việc sử dụng quan hệ công chúng thường được thực hiện trước lúc sản phẩm được đưa ra thị trường. Trong trường hợp sử dụng quan hệ công chúng để xử lý khủng hoảng thì cần tiến hành ngay sau khi biến cố xẩy ra, xử lý vấn đề càng sớm thì hậu quả càng ít.

7. Sự sẵn sàng

Luôn chuẩn bị sẵn sàng những bài viết về công ty, sản phẩm để bạn có thể cung cấp cho giới truyền thông bất cứ lúc nào. Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị cho những kịch bản xấu có thể xẩy đến với doanh nghiệp mình, như vậy mới có thể ứng phó kịp thời với những thông tin tiêu cực.

nhung-nguyen-tac-vang-trong-quan-he-cong-chung
8. Kiểm tra kỹ thông tin trước khi công bố

Không bao giờ tiết lộ thông tin cho đến khi đã chắc chắc về tính chính xác. Một khi thông tin đã công bố ra bên ngoài thì rất khó để điều chỉnh lại, chính vì vậy doanh nghiệp cần đảm bảo tính chính xác cho những thông tin này

9. Sử dụng hình ảnh bắt mắt

Một ấn phẩm PR của bạn sẽ kém thu hút nếu nó chỉ đơn thuần là một đoạn văn bản chi chít chữ mà không hề có bất kỳ một hình ảnh nào. Thay vì sử dụng quá nhiều lời nói thì hãy sử dụng hình ảnh để diễn tả những điều mà bạn muốn nói. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hình ảnh có khả năng tác động đến ký ức và cảm xúc của người xem nhiều hơn văn bản.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *